DMX 512 hẳn không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với người điều khiển đèn sân khấu hay nghệ thuật chiếu sáng tòa nhà Facade nữa. Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng không phổ biến đối với mọi người, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thuật ngữ này nhé!
DMX là gì?
DMX là tên viết tắt của từ tiếng anh Digital Multiplex Signal, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tín hiệu kỹ thuật số đa kênh.
Đây là kỹ thuật truyền tín hiệu cho những thiết bị kỹ thuật số có thể được truyền qua dây cáp, thường là dây cáp XLR hoặc DMX.
Vậy DMX 512 là gì?
DMX 512 là giao thức chung dùng để điều khiển thiết bị đèn sân khấu hoặc các loại đèn kỹ xảo trên toàn thế giới.
DMX – 512 được phát triển với tính năng thông minh để có thể thay thế hệ thống điều khiển ánh sáng đơn giản thành nghệ thuật chiếu sáng chuyên nghiệp, mang tính thẩm mỹ cao.
DMX – 512 có thể điều khiến đến 512 kênh khác nhau, chính vì thế mà cái tên này ra đời. Một bàn điều khiển DMX có thể điều khiển các dạng đèn có cổng DMX hoặc cáp XLR một cách dễ dàng và thuận tiện.
Được phát triển bởi Ủy ban Kỹ thuật của Viện Công nghệ Sân khấu Hoa Kỳ (USITT), tiêu chuẩn DMX512 ( Dành cho “có thể điều khiển 512 kênh tín hiệu” ) đã được tạo ra vào năm 1986, với những sửa đổi tiếp theo vào năm 1990 dẫn đến USITT DMX512 / 1990
Giao thức DMX 512 là nền tảng của các ứng dụng hệ thống chiếu sáng kỹ thuật số, thường được dùng trong chiếu sáng sân khấu và chiếu sáng LED Façade.
Cấu tạo của bộ điều khiển DMX 512
Các đèn được kết nối với bộ điều khiển, mỗi cổng của bộ điều khiển DMX 512 sẽ điều khiển được 512 đường địa chỉ theo quy chuẩn quốc tế như vậy sẽ điều khiển được tương đương 170 pixel RGB và 128 pixel RGBW.
Còn theo quy chuẩn Trung Quốc sẽ điều khiển được 1024 địa chỉ trên 1 cổng, thông thường bộ điều khiển sử dụng sẽ có 8 cổng để biết 1 bộ điều khiển có thể điều khiển được bao nhiêu pixel thì ta có thể xem thông số của bộ điều khiển và nhân lên theo số cổng. Chính vì vậy mặc dù là bộ điều khiển DMX 512 nhưng cũng có nhiều loại và tùy vào nhà sản xuất.
Nếu như số đèn cần điều khiển lớn hơn số lượng mà 1 bộ DMX LED 512 điều khiển được thì chúng ta cần sử dụng thêm một bộ điều khiển nữa, cứ như vậy cho đến khi toàn bộ các pixel được cài đặt địa chỉ. Với những công trình lớn thì số lượng bộ điều khiển LED DMX 512 là khá nhiều.
Và tất cả các bộ điều khiển LED DMX 512 được kết nối về 1 bộ điều khiển trung tâm có thể được xử lý bằng máy tính hoặc sử dụng hiệu ứng được lưu từ thẻ nhớ SD đã cài đặt sẵn.
Mỗi cổng có thể điều khiển tối đa 80m. Nếu vượt qua 80m thì phải sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu mỗi bộ khuếch đại tín hiệu sẽ điều khiển được cho 80m tiếp theo và giữa 2 pixel không được vượt quá khoảng cách 10m.
Chính vì vậy, có thể điều khiển được thì phải đảm bảo được 2 điều kiện là số lượng pixel cho mỗi cổng và khoảng cách điều khiển phải đạt yêu cầu.
Quy cách điều khiển các loại đèn LED RGB
Cùng là loại mắt LED RGB nhưng không chỉ LED pixel ( LED chiếu điểm) mà chúng ta còn có cả đèn LED thanh và LED hắt tường ( thanh rửa tường).
Thông thường để chiếu sáng mặt đứng trực diện thì có thể dùng led thanh hoặc led pixel: led pixel thì mỗi đèn được xem như là 1 pixel và có 3 đường địa chỉ với RGB và 4 đường địa chỉ với RGBW trên 1 đèn.
Còn led thanh thì thông thường sẽ có kích thước là 1m. Với 1m led thanh như vậy sẽ có 8 đoạn mỗi đoạn tương ứng với 1 pixel. Ngoài ra cũng có thể sản xuất 1m như vậy được xem như 1 đoạn hoặc có thể nhiều đoạn hơn trên 1 thanh 1m tùy thuộc vào nhà sản xuất. Khi lựa chọn đèn LED thanh bạn nên lưu ý lựa chọn đúng loại đèn cho dự án của mình.
Về thanh led hắt tường, vì đặc tính là hắt vào tường nên ánh đèn sẽ cần dùng công suất cao hơn và sử dụng thấu kính cho mỗi chip led để ánh sáng hắt vào tường đủ sáng để tạo nên hiệu ứng và mỗi thanh như vậy sẽ là 1 đoạn tức là mỗi thanh sẽ chỉ có 3 đường tín hiệu để điều khiển. Với yêu cầu ánh sáng mạnh hơn nữa, chúng ta sẽ sử dụng thanh hắt tường RGBW và mỗi thanh sẽ có 4 đường địa chỉ.
Hướng dẫn cài đặt bộ điều khiển DMX512LED
Bộ đổi nguồn:
Đèn LED chiếu sáng Facade để hoạt động được thì cần có bộ đổi nguồn từ 220V xuống điện áp phù hợp; với đèn thông thường hay sử dụng là 12V và 24V. Để đảm bảo hiệu suất sử dụng thì cần sử dụng bộ nguồn có công suất lớn hơn 20% so với tổng công suất mạch điều khiển.
Sơ đồ nối dây cấp nguồn cho đèn LED Pixel:
Đấu nối trên bộ điều khiển:
Về đấu nối trên bộ điều khiển sẽ có các cổng GND ( dây Mass – Mát – dây âm – dây tiếp đất), A, B, IP. Trên đèn sẽ có 5 đầu dây ra bao gồm 1 đầu dây + (12-24v), 1 dây GND, 1 dây A, 1 dây B, và 1 dây IP. Thông thường chỉ cần đấu 4 dây trên đèn gồm 2 dây cấp nguồn cho đèn là + và GND, và 2 dây tín hiệu A, B cho đèn là có thể sử dụng; dây IP không sử dụng. Ngoài ra trên cổng ra tín hiệu của bộ điều khiển còn có 1 cổng GND cổng này nên nối trực tiếp vào cổng GND trên bộ đổi nguồn để đảm bảo cho hệ thống được hoạt động ổn định hơn.
Phân loại hệ thống điều khiển DMX512
Để điều khiển hiệu ứng hiển thị trên hệ thống đèn LED, chúng ta cần phải thông qua bộ điều khiển DMX512. Và cách thức điều khiển hiệu ứng qua DMX512 có 3 loại như sau:
- Ngoại tuyến: là bộ điều khiển sử dụng thẻ SD được tích hợp sẵn các hiệu ứng để chạy gắn vào và chạy. Với cách này bạn sẽ sử dụng sẵn hiệu ứng đã cài đặt từ trước và không thể thay đổi từ xa hay từ trình điều khiển nào khác.
- Trực tuyến: là bộ điều khiển sủ dụng máy tính được cài đặt phần mềm để điều khiển trực tiếp hiệu ứng lên hệ thống. Việc này cần phải sử dụng bộ xử lý của máy tính lên hiệu ứng và bộ điều khiển DMX512 sẽ chạy dữ liệu trực tiếp từ đây.
- Trực tuyến + ngoại tuyến: vừa sử dụng thẻ SD vừa sử dụng máy tính hoặc điện thoại để điều khiển. Với cách điều khiển hỗn hợp này, bạn có thể tùy chọn kiểu hiệu ứng từ thẻ SD hoặc từ các hiệu ứng đã được lập trình sẵn trên máy tính. Và hiện nay đa số chúng ta sử dụng cách điều khiển này tiện lợi hơn.
Cách sửa đèn LED không nhận tín hiệu DMX 512
Nếu đèn LED của bạn không nhận được tín hiệu từ bộ điều khiển DMX 512 thì bạn có thể sửa chúng như sau:
Thứ nhất, bạn hãy kiểm tra xem cài đặt địa chỉ DMX cho thiết bị đèn sân khấu hay chưa. Nếu chưa cài đặt hoặc cài đặt sai địa chỉ cũng có thể dẫn đến tình trạng đèn không nhận được tín hiệu phát sáng.
Thứ hai, bạn kiểm tra jack cắm DMX xem có bị lỏng hay không. Đây cũng là nguyên nhân cực kì dễ sửa nhưng lại không được nhiều người để ý.
Thứ ba, nếu hai cách trên không được thì bạn hãy tháo đèn ra để kiểm tra xem có linh kiện nào trong mạch bị hỏng hay không. Nếu linh kiện cháy có thể để lại mùi khét hoặc màu đen do chập điện trên bảng mạch.
Thông thường thì đèn không nhận được tín hiệu từ DMX -512 đa phần là do IC Max 484 bị hỏng. IC Max 484 là linh kiện có tác dụng nhận dữ liệu truyền tải của bàn điều khiển.
Nếu do IC hỏng thì bạn có thể thay cái mới rồi chạy lại là được.
Tốc độ phát tín hiệu của bộ điều khiển DMX 512
Bộ điều khiển DMX 512 phát tín hiệu với tốc độ Baud = 250KBps với chuỗi dữ liệu 512 byte, dữ liệu đầu tiên = 0x0 (byte 0 = 0x0) và 512 bytes còn lại là chuỗi dữ liệu điều khiển. Các phần tử điều khiển sẽ lấy dữ liệu điều khiển trong chuỗi dữ liệu 512byte theo đúng địa chỉ mà đèn LED được thiết lập.
Tùy theo chức năng của đèn LED, mà nó sẽ lấy số byte dữ liệu theo nhu cầu. Địa chỉ mà phần tử lấy trong chuỗi dữ liệu 512 byte là phần người dùng thiết lập cho phần tử bắt đầu lấy trong chuỗi dữ liệu. Hệ thống DMX512 cho phép các phần tử có thể truy xuất dữ liệu tại cùng địa chỉ. Vì vậy bộ điều khiển điều khiển 170 đèn khác nhau (nếu đèn truy xuất 3 địa chỉ chuyển đổi tín hiệu điều khiển: đèn RGB) nếu đèn được thiết lập địa chỉ giống nhau thì điều khiển rất nhiều phần tử.
Trên đây là một số chia sẻ kiến thức từ đội ngũ kỹ thuật LED XQD. Mọi thắc mắc liên quan bạn có thể để lại lời nhắn cho chúng tôi hoặc liên hệ theo số hotline: 0969.05.5678